CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC NGÀNH VẬT LÝ
PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
1. Một số thông tin về chương trình đào tạo
- Tên ngành đào tạo: Vật lý
- Mã số ngành đào tạo: 52440102
- Trình độ đào tạo: Đại học
- Thời gian đào tạo:4 năm
- Tên văn bằng sau tốt nghiệp: Cử nhân ngành Vật lý
- Đơn vị đào tạo: Khoa Vật lý, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
2. Mục tiêu đào tạo
Đào tạo Sinh viên trở thành các Cử nhân Vật lý chất lượng cao, có tư duy sáng tạo, hướng tới sản sinh tri thức mới trong lĩnh vực Vật lý học.
Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể làm các công việc trong lĩnh vực vật lý học và các lĩnh vực liên quan của nền kinh tế tri thức như nghiên cứu, giảng dạy hoặc ứng dụng Vật lý trong khoa học và kỹ thuật.
Có trình độ tiếng Anh tốt với khả năng nghe, nói, đọc, viết đạt chuẩn B1 theo khung tham chiếu Châu âu (hoặc tương đương).
Sau khi tốt nghiệp, Sinh viên có thể tiếp tục học Sau đại học tại các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước.
3. Thông tin tuyển sinh
- Đối tượng dự thi: Thí sinh có trình độ tốt nghiệp THPT tham gia kỳ thi tuyển sinh đại học hàng năm do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức, đáp ứng được các yêu cầu tuyển sinh của ĐHQGHN và của trường Đại học Khoa học Tự nhiên.
PHẦN II: CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
1. Về kiến thức
1.1. Kiến thức chung
- Vận dụng được các kiến thức về tư tưởng, đạo đức cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí Minh vào nghề nghiệp và cuộc sống.
- Áp dụng được kiến thức công nghệ thông tin trong nghiên cứu khoa học.
- Vận dụng được kiến thức về ngoại ngữ trong giao tiếp và công việc chuyên môn.
- Đánh giá, phân tích được các vấn đề an ninh, quốc phòng và có ý thức bảo vệ độc lập chủ quyền của đất nước.
1.2. Kiến thức cơ sở
- Nắm chắc và vận dụng được các kiến thức khoa học tự nhiên bậc đại học làm nền tảng lý luận vận dụng trong học tập, ứng dụng thực tiễn.
- Hiểu và vận dụng được các kiến thức khoa học tự nhiên như toán học, hóa học, và các kiến thức ngành Vật lý làm nền tảng lý luận và thực tiễn cho việc học tiếp các chuyên ngành Vật lý.
1.3. Kiến thức chuyên ngành
- Nắm vững kiến thức chuyên ngành Vật lý để phân tích và hiểu được cơ chế của các hiện tượng tự nhiên, xã hội có liên quan. Hiểu được nguyên lý vận hành của các thiết bị phục vụ cho nhóm ngành.
- Tiếp cận được kiến thức mới, hiện đại về Vật lý.
- Hiểu và áp dụng kiến thức ngành Vật lý để hình thành các ý tưởng, xây dựng, tổ chức thực hiện và đánh giá các phương án kỹ thuật, công nghệ, các dự án trong lĩnh vực Vật lý.
- Áp dụng kiến thức thực tế và thực tập trong lĩnh vực Vật lý để hội nhập nhanh với môi trường công việc trong tương lai.
2. Về kĩ năng
2.1. Kỹ năng cứng
- Các kỹ năng nghề nghiệp: Có kỹ năng tổ chức và sắp xếp công việc, có khả năng phát hiện và hình thành các ý tưởng, xây dựng các vấn đề nghiên cứu và ứng dụng của lĩnh vực vật lý. Đánh giá, phân tích và tổng hợp các vấn đề thuộc lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng vật lý. Đưa ra được các giải pháp kiến nghị để giải quyết vấn đề.
- Khả năng lập luận tư duy và giải quyết vấn đề: Sau khi tốt nghiệp, Cử nhân Vật lý có khả năng phát hiện và tổng quá hóa vấn đề, phân tích và đánh giá vấn đề, lập luận và xử lý thông tin, phân tích định lượng và giải quyết các vấn đề về chuyên môn về Vật lý; Cử nhân Vật lý cũng có thể đạt được khả năng đề xuất giải pháp và kiến nghị đối với vấn đề chuyên môn.
- Khả năng nghiên cứu và khám phá kiến thức: Cử nhân Vật lý có khả năng phát hiện vấn đề, kỹ năng tìm kiếm tài liệu và thu thập thông tin, được trang bị và rèn luyện kỹ năng triển khai thí nghiệm. Cử nhân Vật lý đồng thời có khả năng tham gia vào các khảo sát thực tế.
- Khả năng tư duy theo hệ thống: Cử nhân Vật lý có khả năng tư duy chỉnh thể, logic, phân tích đa chiều.
- Năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn: Cử nhân Vật lý có khả năng vận dụng các kiến thức, kỹ năng đã được học vào thực tiễn; có thể sử dụng các định nghĩa, khái niệm cơ bản để giải quyết các vấn đề thực tiễn.
- Năng lực sáng tạo, phát triển và dẫn dắt sự thay đổi trong nghề nghiệp: Có kỹ năng xây dựng mục tiêu cá nhân, động lực làm việc, phát triển năng lực làm việc, xây dựng sự nghiệp của bản thân.
2.2. Kỹ năng mềm
- Các kỹ năng cá nhân: Cử nhân Vật lý sẵn sàng đi đầu và đương đầu với rủi ro; kiên trì, linh hoạt, tự tin, chăm chỉ, nhiệt tình và say mê công việc; có tư duy sáng tạo và tư duy phản biện; biết cách quản lý thời gian và nguồn lực; có các kỹ năng cá nhân cần thiết như thích ứng với sự phức tạp của thực tế, kỹ năng học và tự học, kỹ năng quản lý bản thân, kỹ năng sử dụng thành thạo công cụ máy tính phục vụ chuyên môn và giao tiếp văn bản, hòa nhập cộng đồng và luôn có tinh thần tự hào, tự tôn.
- Làm việc theo nhóm: Có khả năng làm việc theo nhóm và thích ứng với sự thay đổi của các nhóm làm việc.
- Quản lí và lãnh đạo: Có khả năng hình thành nhóm làm việc hiệu quả, thúc đẩy hoạt động nhóm và phát triển nhóm; có khả năng tham gia lãnh đạo nhóm.
- Kĩ năng giao tiếp: Cử nhân Vật lý có các kỹ năng cơ bản trong giao tiếp bằng văn bản, qua thư điện tử/phương tiện truyền thông, có chiến lược giao tiếp, có kỹ năng thuyết trình về lĩnh vực chuyên môn.
- Kĩ năng giao tiếp sử dụng ngoại ngữ: Cử nhân Vật lý có khả năng sử dụng tiếng Anh với các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết trình độ tối thiểu B1 theo khung tham chiếu Châu âu; có kỹ năng sử dụng tiếng Anh chuyên ngành, giao tiếp chuyên môn trong nước và quốc tế.
- Các kĩ năng mềm khác: Có kỹ năng học tập suốt đời, tự tin trong môi trường làm việc quốc tế, kỹ năng phát triển cá nhân và sự nghiệp, luôn cập nhật kiến thức trong lĩnh vực chuyên môn của mình.
3. Về phẩm chất đạo đức
3.1. Phẩm chất đạo đức cá nhân
- Có phẩm chất đạo đức tốt, lễ độ, khiêm tốn, nhiệt tình, trung thực, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, yêu ngành, yêu nghề.
3.2. Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp
- Có thái độ cầu tiến, học tập suốt đời, trung thực, có đạo đức nghề nghiệp, có trách nhiệm trong công việc, đáng tin cậy trong công việc, nhiệt tình và say mê công việc.
3.3. Phẩm chất đạo đức xã hội
- Có trách nhiệm công dân và chấp hành pháp luật cao. Có ý thức bảo vệ Tổ quốc, đề xuất sáng kiến, giải pháp và vận động chính quyền, nhân dân tham gia bảo vệ Tổ quốc. Bảo vệ môi trường hòa bình và tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới.
4. Những vị trí công tác người học có thể đảm nhận sau khi tốt nghiệp
- Làm việc tại các cơ sở nghiên cứu khoa học quốc gia như Viện Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia, Viện Năng lượng nguyên tử Quốc gia, Viện Công nghệ Quốc gia, các cơ quan khoa học công nghệ các tỉnh, huyện.
- Có thể trở thành giảng viên, nghiên cứu viên Vật lý giỏi tại các trường đại học trong nước, trong các viện nghiên cứu, trung tâm ứng dụng, các trường đại học, cao đẳng...
- Sau khi tốt nghiệp, các cử nhân đạt trình độ quốc tế có khả năng học cao học hoặc nghiên cứu sinh ở các cơ sở đào tạo sau đại học tại các trường trong nước cũng như khu vực và trên thế giới.
- Có thể làm việc tại các công ty nhà nước hoặc tư nhân theo hướng phát triển khoa học, chuyển giao công nghệ; các doanh nghiệp yêu cầu làm việc trong môi trường tiếng Anh như các công ty liên doanh, các công ty 100% vốn nước ngoài,...
PHẦN III: NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
1. Tóm tắt yêu cầu chương trình đào tạo
Tổng số tín chỉ phải tích luỹ |
137 tín chỉ |
|
- Khối kiến thức chung (Không tính các môn học GDTC, GDQP-AN) |
28 tín chỉ |
|
- Khối kiến thức chung theo lĩnh vực: |
6 tín chỉ |
|
- Khối kiến thức chung của khối ngành: |
15 tín chỉ |
|
- Khối kiến thức chung của nhóm ngành: |
27 tín chỉ |
|
- Khối kiến thức ngành và bổ trợ: |
52 tín chỉ |
|
+ Bắt buộc: |
41 tín chỉ |
|
+ Tự chọn: |
11 tín chỉ |
|
- Khối kiến thức thực tập và tốt nghiệp: |
9 tín chỉ |
2. Khung chương trình đào tạo
Số TT |
Mã môn học
|
Tên môn học |
Số tín chỉ |
Số giờ tín chỉ |
Mã số môn học tiên quyết |
||
Lí thuyết |
Thực hành |
Tự học |
|||||
I |
Khối kiến thức chung của ĐHQGHN (Không tính các môn học số 10, 11) |
28 |
|
|
|
|
|
1 |
PHI1004 |
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin 1 Fundamental Principles o f Maxis-Leninism 1 |
2 |
21 |
5 |
4 |
|
2 |
PHI1005 |
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin 2 Fundamental Principles o f Maxis-Leninism 1 |
3 |
32 |
8 |
5 |
PHI1004 |
3 |
POL1001 |
Tư tưởng Hồ Chí Minh Ho Chi Minh Ideology |
2 |
20 |
8 |
2 |
PHI1005 |
4 |
HIS1002 |
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam Revolutionary Strategies of Vietnam Communist Party |
3 |
35 |
7 |
3 |
POL1001 |
5 |
FLF1105 |
Tiếng Anh A1 English A1 |
4 |
16 |
40 |
4 |
|
6 |
FLF1106 |
Tiếng Anh A2 English A2 |
5 |
20 |
50 |
5 |
FLF1105 |
7 |
FLF1107 |
Tiếng Anh B1 English B1 |
5 |
20 |
50 |
5 |
FLF1106 |
8 |
INT1003 |
Tin học cơ sở 1 General Informatics 1 |
2 |
10 |
20 |
|
|
9 |
INT1005 |
Tin học cơ sở 3 General Informatics 3 |
2 |
12 |
18 |
|
INT1003 |
10 |
|
Giáo dục thể chất Physical Education |
4 |
|
|
|
|
11 |
|
Giáo dục quốc phòng - an ninh National Defence Education |
8 |
|
|
|
|
II |
Khối kiến thức chung theo lĩnh vực |
6 |
|
|
|
|
|
12 |
HIS1056 |
Cơ sở văn hóa Việt Nam Introduction of Vietnamese Culture |
3 |
42 |
3 |
|
|
13 |
GEO1050 |
Khoa học trái đất và sự sống Introduction to Earth and Life Science |
3 |
42 |
3 |
|
|
III |
Khối kiến thức chung của khối ngành |
15 |
|
|
|
|
|
14 |
PHY1106 |
Đại số tuyến tính Algebra |
3 |
30 |
15 |
|
|
15 |
PHY1107 |
Giải tích 1 Analysis 1 |
3 |
30 |
15 |
|
|
16 |
PHY1109 |
Giải tích 2 Analysis 2 |
3 |
30 |
15 |
|
PHY1107 |
17 |
PHY1108 |
Xác suất thống kê Probability Statistics |
3 |
27 |
18 |
|
PHY1107 |
18 |
CHE1080 |
Hóa học đại cương General Chemistry |
3 |
35 |
10 |
|
|
IV |
Khối kiến thức chung của nhóm ngành |
27 |
|
|
|
|
|
19 |
PHY2300 |
Toán cho vật lý Mathematics in Physics |
3 |
30 |
15 |
|
PHY1109 |
20 |
PHY2301 |
Cơ học Mechanics |
4 |
45 |
15 |
|
|
21 |
PHY2302 |
Nhiệt động học và Vật lý phân tử Thermodynamics and Molecular physics |
3 |
30 |
15 |
|
PHY1109 |
22 |
PHY2303 |
Điện và từ học Electricity and Magnetism |
4 |
45 |
15 |
|
PHY2301 PHY2302 |
23 |
PHY2304 |
Quang học Optics |
3 |
30 |
15 |
|
PHY2303 |
24 |
PHY2306 |
Cơ học lượng tử Quantum Mechanics |
4 |
45 |
15 |
|
PHY2304 |
25 |
PHY2307 |
Thực hành Vật lý đại cương 1 General Physics Practice 1 |
2 |
|
30 |
|
PHY2301 |
26 |
PHY2308 |
Thực hành Vật lý đại cương 2 General Physics Practice 2 |
2 |
|
30 |
|
PHY2303 |
27 |
PHY2309 |
Thực hành Vật lý đại cương 3 General Physics Practice 3 |
2 |
|
30 |
|
PHY2304 |
V |
Khối kiến thức ngành và bổ trợ |
52 |
|
|
|
|
|
V.1 |
Bắt buộc |
41 |
|
|
|
|
|
28 |
PHY3500 |
Mở đầu về thuyết tương đối và vật lý lượng tử Introduction to Relativity and Quantum Physics |
2 |
30 |
|
|
PHY2304 |
29 |
PHY3609 |
Điện tử tương tự Analog Electronics |
3 |
30 |
15 |
|
PHY2303 |
30 |
PHY3610 |
Điện tử số Digital Electronics |
3 |
30 |
15 |
|
PHY2303 |
31 |
PHY3502 |
Vật lý tính toán 1 Computational Physics 1 |
3 |
30 |
15 |
|
INT1005 PHY2301 |
32 |
PHY3503 |
Tiếng Anh chuyên ngành Scientific English for Physics |
2 |
30 |
|
|
FLF1105 |
33 |
PHY3605 |
Cơ học lý thuyết Theoretical Mechanics |
4 |
45 |
15 |
|
PHY2301 |
34 |
PHY3606 |
Điện động lực học Electrodynamics |
4 |
45 |
15 |
|
PHY2303 |
35 |
PHY3608 |
Cơ học thống kê Statistical Mechanics |
4 |
45 |
15 |
|
PHY3605 PHY3606 |
36 |
PHY3505 |
Phương pháp Toán – Lý Methods of Mathematical Physics |
3 |
30 |
15 |
|
PHY2300 PHY2304 |
37 |
PHY3506 |
Các phương pháp thí nghiệm trong Vật lý hiện đại Experimental methods in Modern Physics |
2 |
30 |
|
|
PHY2308 |
38 |
PHY3507 |
Thực tập Vật lý hiện đại Modern Physics Laboratory |
2 |
15 |
15 |
|
PHY3506 |
39 |
PHY3508 |
Vật lý tính toán 2 Computational Physics 2 |
3 |
30 |
15 |
|
PHY3502 |
40 |
PHY3509 |
Vật lý của vật chất Physics of Matter |
3 |
30 |
15 |
|
PHY2304 |
41 |
PHY3510 |
Mở đầu Thiên văn học Introduction to Astronomy |
3 |
30 |
15 |
|
PHY2304 |
V.2 |
Tự chọn |
11/111 |
|
|
|
|
|
42 |
PHY3346 |
Vật lý chất rắn Solid State Physics |
3 |
35 |
10 |
|
PHY2306 |
43 |
PHY3348 |
Từ học và Siêu dẫn Magnetism and Superconductivity |
3 |
35 |
10 |
|
PHY2304 |
44 |
PHY3347 |
Vật lý bán dẫn Semiconductor physics |
3 |
35 |
10 |
|
PHY3608 |
45 |
PHY3446 |
Vật lý và kỹ thuật nhiệt độ thấp Cryogenic physics and technology |
3 |
35 |
10 |
|
PHY2302 |
46 |
PHY3401 |
Thông tin quang Optical communication |
3 |
35 |
10 |
|
PHY3511 |
47 |
PHY3511 |
Lasers Lasers |
3 |
35 |
10 |
|
PHY2304 |
48 |
PHY3512 |
Điều chế xung và điều chế số Pulse and Digital Modulation |
3 |
35 |
10 |
|
PHY3501 |
49 |
PHY3513 |
Lý thuyết nhóm cho Vật lý Group theory in Physics |
3 |
35 |
10 |
|
PHY2306 |
50 |
PHY3514 |
Mở đầu về lý thuyết trường lượng tử Introduction to Quantum Field Theory |
3 |
35 |
10 |
|
PHY2306 |
51 |
PHY3419 |
Vật lý trái đất Physics of the Earth |
3 |
35 |
10 |
|
PHY2304 |
52 |
PHY3515 |
Địa chấn học Seismology |
3 |
35 |
10 |
|
PHY2304 |
53 |
PHY3516 |
Vật lý chất rắn hiện đại Modern solid state physics |
3 |
35 |
10 |
|
PHY3608 |
54 |
PHY3517 |
Lý thuyết xử lý tín hiệu số Theory of digital signal processing |
3 |
30 |
15 |
|
PHY3501 |
55 |
PHY3432 |
Mô phỏng Vật lý bằng máy tính Computer simulation of Physics problems |
3 |
30 |
15 |
|
PHY3502 PHY3605 |
56 |
PHY3519 |
Hệ thống nhúng và lập trình ứng dụng Web Embedded systems and Web programming applications |
3 |
30 |
15 |
|
PHY3502 INT1005 |
57 |
PHY3472 |
Mô hình chuẩn và mở rộng Standard Models and Beyond |
3 |
35 |
10 |
|
PHY3338 |
58 |
PHY3471 |
Vũ trụ học Cosmology |
3 |
35 |
10 |
|
PHY3510 PHY3500 |
59 |
PHY3349 |
Thực tập Vật lý chất rắn Solid State Physics Laboratory |
2 |
|
30 |
|
PHY3346 |
60 |
PHY3399 |
Thực tập Quang lượng tử Quantum Optics Laboratory |
2 |
|
30 |
|
PHY3511 |
61 |
PHY3531 |
Thực tập Vật lý lý thuyết Theoretical Physics Laboratory |
2 |
|
30 |
|
PHY3608 |
62 |
PHY3449 |
Thực tập Vật lý nhiệt độ thấp Low temperature Laboratory |
2 |
|
30 |
|
PHY3446 PHY3348 |
63 |
PHY3417 |
Thực tập Vật lý trái đất Physics of the Earth Laboratory |
2 |
|
30 |
|
PHY3515 PHY3419 |
64 |
PHY3384 |
Thực tập Kỹ thuật điện tử hiện đại Modern Electronics Laboratory |
2 |
|
30 |
|
PHY3512 PHY3517 |
65 |
PHY3436 |
Thực tập tin học Vật lý Computational Physics and Applied Informatics Laboratory |
2 |
|
30 |
|
INT1005 |
66 |
PHY3520 |
Thực tập tính toán trong Khoa học Vật liệu Computational Materials Science Laboratory |
2 |
|
30 |
|
PHY3346 |
67 |
PHY3473 |
Thực tập Vật lý năng lượng cao và vũ trụ học High Energy Physics and Cosmology Laboratory |
2 |
|
30 |
|
PHY3338 PHY3471 |
68 |
PHY3521 |
Lý thuyết truyền dẫn số Theory of digital communication |
3 |
30 |
15 |
|
PHY3501 |
69 |
PHY3522 |
Vi điều khiển Microcontrollers |
3 |
30 |
15 |
|
PHY3501 |
70 |
PHY3523 |
Điện tử ứng dụng trong đo đạc Electronic Aids to Measurement |
3 |
35 |
10 |
|
PHY3501 |
71 |
PHY3524 |
Mở đầu thuyết tương đối rộng Introduction to General Relativity |
3 |
35 |
10 |
|
PHY3500 |
72 |
PHY3525 |
Mở đầu Vật lý hạt và Vật lý năng lượng cao Introduction to Particle Physics and High Energy Physics |
3 |
35 |
10 |
|
|
73 |
PHY3526 |
Các phương pháp trường thế áp dụng trong Địa Vật lý Potential methods applied in Geophysics |
3 |
35 |
10 |
|
PHY2303 |
74 |
PHY3527 |
Mở đầu lý thuyết lượng tử từ học Introduction for Quantum theory of Magnetism |
3 |
35 |
10 |
|
PHY2306 |
75 |
PHY3337 |
Vật lý các hệ thấp chiều Low dimensional physics |
3 |
35 |
10 |
|
PHY2306 PHY3608 |
76 |
PHY3528 |
Lý thuyết trường lượng tử cho hệ nhiều hạt Quantum field theory for many bodies system |
3 |
35 |
10 |
|
PHY2306 PHY3608 |
77 |
PHY3529 |
Cấu trúc phổ Spectral Structure |
3 |
35 |
10 |
|
PHY2306 |
78 |
PHY3338 |
Lý thuyết hạt cơ bản Theoretical elementary particle physics |
3 |
35 |
10 |
|
PHY2306 |
79 |
PHY3462 |
Mở đầu về công nghệ nano Introduction to nanotechnology |
3 |
45 |
|
|
CHE1080 PHY2306 |
80 |
PHY3461 |
Khoa học vật liệu đại cương Introduction to materials science |
3 |
30 |
15 |
|
PHY2306 |
81 |
PHY3530 |
Mở đầu về Vật lý sinh học Introduction to Biophysics |
3 |
30 |
15 |
|
PHY2303 |
V.3 |
Môn học định hướng nghề nghiệp (Không tính tín chỉ tích lũy) |
|
|
|
|
|
|
82 |
PHY3532 |
Địa Vật lý Khoáng vật Mineral Geophysics |
3 |
30 |
15 |
|
PHY3419 |
83 |
PHY3533 |
Địa Vật lý Môi trường Environmental Geophysics |
3 |
30 |
15 |
|
PHY3419 |
84 |
PHY3534 |
Vật liệu thông minh Smart Materials |
3 |
30 |
15 |
|
PHY3346 |
85 |
PHY3534 |
Vật lý các thiết bị biến hoán năng lượng Physics of Energy Conversion Devices |
3 |
30 |
15 |
|
PHY3346 |
86 |
PHY3536 |
Vật lý môi trường Environment Physics |
3 |
30 |
15 |
|
PHY2304 |
87 |
PHY3537 |
Lập trình cho Điện thoại thông minh Programming for Smart Phone |
3 |
30 |
15 |
|
PHY3610,PHY3609 |
88 |
PHY3538 |
Điện tử Công nghiệp Industrial Electronics |
3 |
30 |
15 |
|
PHY3610, PHY3609 |
89 |
PHY3539 |
Kỹ năng mềm Soft Skills |
3 |
30 |
15 |
|
INT1003 |
90 |
PHY3540 |
Kỹ năng thuyết trình Presentation Skills |
3 |
15 |
30 |
|
INT1003 |
91 |
PHY3541 |
Lập trình nâng cao Advanced Programming |
3 |
30 |
15 |
|
INT1005 |
VI |
Khối kiến thức thực tập và tốt nghiệp |
12 |
|
|
|
|
|
92 |
PHY4073 |
Tiểu luận Seminar on Research Topics |
2 |
|
3 |
27 |
|
93 |
PHY4074 |
Khóa luận tốt nghiệp Thesis |
10 |
|
55 |
50 |
|
|
|
Tổng cộng |
137 |
|
|
|
|
HƯỚNG DẪN LỰC CHỌN CÁC MÔN HỌC TỰ CHỌN (11 tín chỉ)
Sinh viên lựa chọn 01 trong 09 định hướng chuyên sâu dưới đây để làm nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp.
Vật lý Chất rắn
Sinh viên theo định hướng chuyên sâu Vật lý Chất rắn bắt buộc phải chọn các môn học sau (5 tín chỉ)
Vật lí chất rắn (3 tín chỉ)
Thực tập vật lý Chất rắn (2 tín chỉ)
Sinh viên lựa chọn 06 tín chỉ khác trong danh mục các môn tự chọn của ngành, ví dụ:
Từ học và siêu dẫn (3 tín chỉ)
Vật lí bán dẫn (3 tín chỉ)
Điện tử ứng dụng trong đo đạc (3 tín chỉ)
Quang lượng tử
Sinh viên theo định hướng chuyên sâu Quang lượng tử bắt buộc phải chọn các môn học sau (8 tín chỉ)
Laser (3 tín chỉ)
Cấu trúc phổ (3 tín chỉ)
Thực tập Quang lượng tử (2 tín chỉ)
Sinh viên lựa chọn 03 tín chỉ khác trong danh mục các môn tự chọn của ngành, ví dụ:
Vật lí bán dẫn (3 tín chỉ)
Vật lí chất rắn (3 tín chỉ)
Thông tin quang (3 tín chỉ)
Vật lý Lý thuyết
Sinh viên theo định hướng chuyên sâu Vật lý lý thuyết bắt buộc phải chọn các môn học sau (5 tín chỉ)
Mở đầu về lý thuyết trường lượng tử (3 tín chỉ)
Thực tập Vật lý lý thuyết (2 tín chỉ)
Sinh viên lựa chọn 06 tín chỉ khác trong danh mục các môn tự chọn của ngành, ví dụ:
Vật lí chất rắn hiện đại (3 tín chỉ)
Lí thuyết nhóm (3 tín chỉ)
Vật lí các hệ thấp chiều (3 tín chỉ)
Lí thuyết hệ nhiều hạt (3 tín chỉ)
Mở đầu Vật lý hạt và Vật lý năng lượng cao (3 tín chỉ)
Vật lý Nhiệt độ thấp
Sinh viên theo định hướng chuyên sâu Vật lý Nhiệt độ thấp bắt buộc phải chọn các môn học sau (8 tín chỉ)
Vật lí chất rắn (3 tín chỉ)
Vật lí và kỹ thuật nhiệt độ thấp (3 tín chỉ)
Thực tập Nhiệt độ thấp (2 tín chỉ)
Sinh viên lựa chọn 03 tín chỉ khác trong danh mục các môn tự chọn của ngành, ví dụ:
Từ học và siêu dẫn (3 tín chỉ)
Vật lý Trái đất
Sinh viên theo định hướng chuyên sâu Vật lý Trái đất bắt buộc phải chọn các môn học sau (8 tín chỉ):
Vật lí Trái Đất (3 tín chỉ)
Địa chấn học (3 tín chỉ)
Thực tập Vật lý Trái đất (2 tín chỉ)
Sinh viên lựa chọn 03 tín chỉ khác trong danh mục các môn tự chọn của ngành, ví dụ:
Điện tử ứng dụng trong đo đạc (3 tín chỉ)
Các phương pháp trường thế áp dụng trong Địa vật lý (3 tín chỉ)
Kỹ thuật điện tử hiện đại
Sinh viên theo định hướng chuyên sâu Kỹ thuật điện tử hiện đại bắt buộc phải chọn các môn học sau (8 tín chỉ):
Lý thuyết xử lý tín hiệu số (3 tín chỉ )
Điều chế xung và điều chế số (3 tín chỉ)
Thực tập Vật lý vô tuyến. (2 tín chỉ)
Sinh viên lựa chọn 03 tín chỉ khác trong danh mục các môn tự chọn của ngành, ví dụ:
Lý thuyết truyền dẫn số (3 tín chỉ)
Vi điều khiển (3 tín chỉ)
Tính toán trong Khoa học Vật liệu
Sinh viên theo định hướng chuyên sâu Tính toán trong Khoa học Vật liệu bắt buộc phải chọn các môn học sau (6 tín chỉ):
Mô phỏng Vật lý bằng máy tính (3 tín chỉ)
Vật lí chất rắn (3 tín chỉ)
Sinh viên lựa chọn 05 tín chỉ khác trong danh mục các môn tự chọn của ngành, ví dụ:
Mở đầu lý thuyết lượng tử từ học (3 tín chỉ)
Vật lý bán dẫn (3 tín chỉ)
Thực tập tính toán trong Khoa học Vật liệu (2 tín chỉ)
Thực tập Tin học Vât lý (2 tín chỉ)
Tin học Vật lý
Sinh viên theo định hướng chuyên sâu Tin học Vật lý bắt buộc phải chọn các môn học sau (8 tín chỉ):
Mô phỏng Vật lý bằng máy tính (3 tín chỉ)
Hệ thống nhúng và lập trình ứng dụng web ( 3 tín chỉ)
Thực tập Tin học Vât lý (2 tín chỉ)
Sinh viên lựa chọn 03 tín chỉ khác trong danh mục các môn tự chọn của ngành, ví dụ:
Vật lí chất rắn (3 tín chỉ)
Mở đầu lý thuyết lượng tử từ học (3 tín chỉ)
Vật lý hệ thấp chiều (3 tín chỉ)
Lý thuyết truyền dẫn số (3 tín chỉ)
Năng lượng cao và vũ trụ học
Sinh viên theo định hướng chuyên sâu Năng lượng cao và Vũ trụ học bắt buộc phải chọn các môn học sau (8 tín chỉ):
Mô hình chuẩn và mở rộng(3 tín chỉ)
Vũ trụ học(3 tín chỉ)
Thực tập Vật lý năng lượng cao và vũ trụ học (2 tín chỉ)
Sinh viên lựa chọn 03 tín chỉ khác trong danh mục các môn tự chọn của ngành, ví dụ:
Lý thuyết nhóm cho vật lý (3 tín chỉ)
Lý thuyết hạt cơ bản(3 tín chỉ)